Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, cùng tham khảo nhé.

HỆ THỐNG BÁN LẺ NỆM CHĂN DRAP GỐI

0769778887

Nhắm mắt nhưng không ngủ được do đâu? Phải làm sao để khắc phục?
Ngày đăng: 25/05/2023 - 11:07 AM
Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, cùng tham khảo nhé.

Mục lục

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được là một trong những triệu chứng của chứng rối loạn giấc ngủ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do áp lực công việc và học tập, căng thẳng trong cuộc sống, bệnh lý,... Vậy nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số cách khắc phục tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được, cùng tham khảo nhé.

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được do đâu?

    Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được. Sau đây là một số lý do khiến nhiều người dù mệt mỏi, nhắm mắt mãi nhưng vẫn không thể ngủ được: 

    Do sinh hoạt không lành mạnh

    Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh cũng có thể khiến bạn nhắm mắt nhưng không ngủ được. Một số thói quen không lành mạnh như:

    • Uống trà, cà phê,... vào buổi chiều tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Đây là những chất kích thích thần kinh, khi thần kinh bị kích thích, bạn sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, dù đã tắt điện và nhắm mắt nhưng vẫn không ngủ được.
    • Sử dụng điện thoại, máy tính hoặc xem tivi,... trước khi đi ngủ. Các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh sẽ đánh lừa não bộ rằng hiện tại vẫn là ban ngày và giảm tiết hormone melatonin (hormone giúp điều chỉnh giấc ngủ theo nhịp sinh học) và khiến bạn dù sau đó đã tắt điện, nhắm mắt nhưng không ngủ được hoặc phải mất một khoảng thời gian rất dài mới có thể đi vào giấc ngủ.
    • Ăn quá no, ăn các loại thực phẩm khó tiêu vào buổi tối, ăn đêm trước khi đi ngủ sẽ khiến bụng khó chịu, ậm ạch, hệ tiêu hóa phải hoạt động quá tải. Lúc này dù đôi mắt đã nhắm lại, bạn vẫn không thể hoặc rất khó vào giấc ngủ vì những khó chịu ở bụng. 

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được do nhiều nguyên nhân gây ra

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được do nhiều nguyên nhân gây ra

    Do môi trường ngủ không đảm bảo

    Một trong những nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được là do môi trường ngủ của bạn không đảm bảo.

    • Nhiệt độ phòng không thích hợp, có thể quá lạnh hoặc quá nóng.
    • Phòng ngủ quá ngột ngạt và bí bách, không khí không lưu thông được. 
    • Tư thế nằm ngủ của bạn không thoải mái.
    • Ánh sáng trong phòng ngủ quá mạnh và chói, chập chờn nhấp nháy, không ổn định gây khó chịu cho mắt. 
    • Tiếng ồn xung quanh quá lớn. 
    • Chăn ga gối nệm không thoải mái hoặc không sạch sẽ, có mùi khó chịu..

    Do vấn đề tuổi tác

    Khi tuổi tác càng lớn, các cơ quan trong cơ thể cũng sẽ lão hoá và yếu dần đi, lúc này giấc ngủ của bạn cũng sẽ không còn được đảm bảo như khi ta còn trẻ do lượng hormone giúp tái tạo giấc ngủ trong cơ thể cũng sẽ giảm xuống. Người lớn tuổi thường khó vào giấc hơn, ngủ thường chập chờn và tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được cũng xuất hiện thường xuyên hơn.  Với những người ngoài 60 tuổi, lượng hormone tái tạo giấc ngủ sẽ giảm xuống khoảng 80% khiến độ tuổi này thường gặp các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ.

    Do ngủ trưa quá nhiều

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được cũng có thể là kết quả của việc ngủ trưa quá nhiều. Việc ngủ trưa quá lâu sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và ban đêm khó chìm vào giấc ngủ hơn. Do vậy, mỗi người chỉ nên ngủ trưa từ 30 phút đến 1 tiếng để cơ thể nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng.

    Do ăn quá nhiều chất béo

    Việc ăn quá nhiều chất béo sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể phải hoạt động cật lực. Để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể, bộ máy trao đổi chất sẽ phải làm việc nhiều hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bồn chồn và nhắm mắt nhưng không ngủ được vào ban đêm. 

    Do bệnh lý

    Một số bệnh lý có thể khiến bạn gặp tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được như:

    • Các bệnh về đường hô hấp gây ho, khó thở vào ban đêm: Viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, COPD, trào ngược dạ dày - thực quản…
    • Các bệnh gây đau: Bệnh gút, viêm khớp, thoái hóa khớp, sỏi thận, suy giãn tĩnh mạch,…
    • Các bệnh lý gây tình trạng tiểu đêm: Viêm đường tiết niệu, phì đại tiền liệt tuyến,…
    • Cách bệnh lý như tiểu đường,  các bệnh lý thần kinh, bệnh lý tim mạch,…
    • Hội chứng tiền mãn kinh - mãn kinh ở phụ nữ.

    Do một số vấn đề tâm lý

    Tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được có thể do các vấn đề về tâm lý gây ra. Cụ thể:

    • Căng thẳng, stress: Áp lực công việc, căng thẳng vì gia đình, cuộc sống,… khiến hệ thần kinh của chúng ta chịu ảnh hưởng xấu, từ đó ảnh hưởng tới giấc ngủ.
    • Hội chứng rối loạn lo âu: Người mắc hội chứng rối loạn lo âu sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, bồn chồn, căng thẳng. Khi não liên tục ở trong tình trạng này sẽ rất khó đi vào giấc ngủ, gây giảm chất lượng giấc ngủ.
    • Suy nhược thần kinh: Thiếu dưỡng chất và áp lực công việc là hai nguyên nhân thường dẫn đến tình trạng suy nhược thần kinh. Và khi bị suy nhược thần kinh người bệnh thường mất ngủ trong thời gian dài, ngủ không ngon, nhắm mắt nhưng không ngủ được.
    • Trầm cảm: Người bị trầm cảm thường có biểu hiện mất ngủ, rối loạn nhịp thở, bồn chồn, buồn nôn. Trầm cảm còn làm tăng hoặc giảm một số hormone và phá vỡ nhịp sinh học, dẫn đến chứng mất ngủ.

    Căng thẳng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Căng thẳng là nguyên nhân gây ra tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được có nguy hiểm không?

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được gây ra tình trạng mất ngủ kéo dài khiến các cơ quan trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu không ngủ, cơ thể sẽ không được nghỉ ngơi, không thể tự phục hồi năng lượng cũng như đào thải các độc tố ra ngoài. Do đó, việc mất ngủ sẽ dẫn đến một số hệ lụy sau đây: 

    • Tăng cân.
    • Tăng huyết áp.
    • Mất tập trung, suy giảm chất lượng công việc và học tập.
    • Suy giảm trí nhớ, hay quên. 
    • Sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng, gây ra các bệnh lý như trầm cảm, rối loạn tâm lý. 
    • Gây hại cho da. 

    Xem thêm:

    Top 5 cách chữa mất ngủ bằng đậu xanh vô cùng hiệu quả nhất

    Top 7 cách uống nhụy hoa nghệ tây chữa mất ngủ hiệu quả nhất

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao?

    Nhắm mắt nhưng không ngủ được là tình trạng gây ra nhiều hệ luỵ ảnh hưởng đến sức khoẻ, do đó cần được khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được và giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

    Tạo thói quen tốt cho giấc ngủ

    • Không uống cafe, rượu bia, hút thuốc lá, ăn đêm trước khi đi ngủ.
    • Tập thói quen đi ngủ đúng giờ; ngủ sớm.
    • Không dùng điện thoại, không xem phim, đọc truyện kinh dị trước khi ngủ.
    • Không ngủ ngày, ngủ trưa quá nhiều.
    • Nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày.
    • Ngâm chân nước nóng, massage bàn chân hay ngồi thiền trước khi ngủ.

    Tập thể dục giúp cải thiệ tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Tập thể dục giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Tạo môi trường tốt nhất cho giấc ngủ

    • Để có được môi trường ngủ tốt nhất, bạn cần:
    • Điều chỉnh ánh sáng ấm và dịu, nhiệt độ phù hợp.
    • Màu sắc chăn ga, gối nệm, tường phải hài hòa.
    • Sắp xếp đồ đạc trong phòng ngủ gọn gàng, không để quá nhiều đồ trong phòng gây bí bách.
    • Không để thiết bị điện tử như tivi, máy tính xung quanh giường ngủ.

    Sử dụng chăn gối nệm phù hợp

    Sử dụng chăn gối nệm phù hợp giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Sử dụng chăn gối nệm phù hợp giúp cải thiện tình trạng nhắm mắt nhưng không ngủ được

    Để có một giấc ngủ ngon, hãy lựa chọn chăn ga gối nệm thật chất lượng và phù hợp. Chăn ga gối nệm phù hợp, êm ái chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon mỗi đêm. Tùy theo nhu cầu sử dụng, đối tượng nằm, diện tích phòng ngủ mà bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp nhất. 

    Bạn có thể tham khảo các loại nệm chất lượng, chính hãy tại: https://congtynem.vn/
    Như vậy, chúng tôi đã giải đáp cho bạn băn khoăn nhắm mắt nhưng không ngủ được phải làm sao? Mong rằng, qua bài viết này, bạn đã có thêm phương pháp để nâng cao chất lượng giấc ngủ của chính mình.

    Zalo
    Hotline