Tình trạng ngứa ngáy khi nằm trên nệm khiến bạn khó chịu, không còn thoải mái và ngủ không ngon. Do đó, khi gặp tình trạng này, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có những sự khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cùng Công Ty Nệm tìm hiểu về tình trạng nằm nệm bị ngứa trong bài viết ngày hôm nay nhé.

HỆ THỐNG BÁN LẺ NỆM CHĂN DRAP GỐI

0769778887

Nằm nệm bị ngứa do đâu? Cách khắc phục hiệu quả nhất
Ngày đăng: 13/07/2023 - 02:18 PM
Tình trạng ngứa ngáy khi nằm trên nệm khiến bạn khó chịu, không còn thoải mái và ngủ không ngon. Do đó, khi gặp tình trạng này, cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có những sự khắc phục kịp thời để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ. Cùng Công Ty Nệm tìm hiểu về tình trạng nằm nệm bị ngứa trong bài viết ngày hôm nay nhé.

Mục lục

    Nguyên nhân gây ra tình trạng nằm nệm bị ngứa

    Để khắc phục tình trạng nằm nệm bị ngứa, đầu tiên bạn cần tìm hiểu nguyên nhân. Tình trạng đó có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây.

    Do nệm lâu ngày không được vệ sinh

    Nệm lâu ngày không được vệ sinh, đặc biệt là những ai có thói quen nằm nệm ngay dưới trực tiếp mặt sàn thì lại càng phải thường xuyên lật chúng lên, vệ sinh bề mặt và áo đệm. Nếu không thường xuyên vệ sinh nệm thì đó chính là nguyên nhân dẫn đến những vết ẩm mốc và mùi hôi bám trên nệm. Lúc này vi khuẩn sẽ gây hại cho da và gây nên tình trạng ngứa khi nằm trên nệm.

    => Bật mí cách vệ sinh nệm cao su tại nhà đơn giản, giúp nệm luôn mới

    Nệm bị mất vệ sinh do các vết bẩn

    Đối với các gia đình có trẻ nhỏ, người già hoặc những ai có thói quen ăn uống trên giường thì tình trạng nệm xuất hiện các vết bẩn chắc chắn sẽ khó tránh khỏi. Các vết bẩn này có thể là thức ăn, nước uống, vết dầu mỡ, cà phê, nước ngọt, hoặc nước tiểu của bé.

    Nếu chỉ là mẩu thức ăn bị rơi hoặc đất cát bụi thì chúng ta có thể dễ dàng vệ sinh, nhưng nếu là các loại nước, nhất là nước có màu thì dễ để lại các vết ố vàng và nệm sẽ bị ngấm nước, rất khó để khô được. Lâu dần các vết bẩn sẽ ứ đọng lại, loang sang các vùng xung quanh, khiến bạn rất khó có thể vệ sinh hay làm sạch chúng. Nếu vẫn giữ nguyên các thói quen sử dụng nệm này, nệm của bạn sẽ tích tụ rất nhiều vi khuẩn và nấm mốc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngứa mỗi khi nằm nệm. 

    Nằm nệm bị ngứa do nhiều nguyên nhân gây ra

    Nằm nệm bị ngứa do nhiều nguyên nhân gây ra

    Điều kiện phòng ngủ gây ảnh hưởng đến tấm nệm

    Những phòng ngủ không có cửa sổ, thiếu ánh nắng và trần nhà thấp sẽ rất bí bức, dễ ẩm ướt và có những mùi hôi khó chịu, gây nên những ảnh hưởng không tốt cho những tấm nệm.

    Khi bị ảnh hưởng bởi độ ẩm và mùi hôi, nệm sẽ bị ám mùi, có thể xuất hiện các ổ nấm xanh  loang ra toàn bộ bề mặt nệm, vi khuẩn sinh sôi nên sẽ khó tránh khỏi những ảnh hưởng tới người nằm.

    Nệm chất lượng kém, không chính hãng

    Trước khi quyết định mua nệm, nếu bạn không tìm hiểu kỹ càng cả về thương hiệu, địa chỉ mua thì rất có khả năng sẽ mua phải một tấm nệm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém.

    Những tấm nệm chính hãng được các nhà sản xuất từ nguyên liệu chọn lọc cao cấp, trên công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, các khâu kiểm tra nghiêm ngặt. Những tấm nệm này sẽ khiến cho người dùng hoàn toàn yên tâm bởi những tác động tích cực đến sức khỏe và làn da. Ngược lại, những tấm nệm kém chất lượng sẽ không được xử lý nguyên liệu, khi thành thành phẩm không những có chất lượng kém, gây nên những ảnh hưởng cho người nằm, tiêu biểu là sự khó chịu và tình trạng ngứa ngáy khi nằm trên nệm.

    => Top 10 đại lý, cửa hàng nệm Thắng Lợi chính hãng TP.HCM

    Nệm có rệp hoặc côn trùng

    Bọ rệp, kiến đen, kiến lửa,... dễ bị hấp dẫn bởi những vụn thức ăn rơi trên nệm cũng như các vùng xung quanh giường, nếu người nằm nệm bị cắn sẽ gây nên các vết đỏ rất đau và ngứa.

    Nệm có rệp hoặc côn trùng sẽ gây ngứa ngáy

    Nệm có rệp hoặc côn trùng sẽ gây ngứa ngáy

    Tác hại của việc nằm trên nệm không đảm bảo vệ sinh

    Nếu bạn nằm trên một chiếc nệm bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra những tác hại sau:

    Nằm trên một chiếc nệm bẩn không chỉ khiến người nằm khó chịu, gây mất ngủ mà còn gây ra các vấn đề về da. Ngứa ngáy khi nằm trên nệm chính là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các vấn đề da có thể xảy ra. Nếu không được vệ sinh nệm thường xuyên, vi khuẩn sẽ phát triển gây ra các bệnh về da như xuất hiện các vết mẩn đỏ, rôm sảy, nhiễm trùng và lở loét. Bên cạnh đó, môi trường ẩm thấp cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho rệp giường sinh sôi và phát triển.

    Gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

    Khi nằm trên nệm bẩn, bạn sẽ không còn cảm thấy thoải mái nữa, mà thay vào đó là mùi ẩm mốc, khó chịu, và cảm giác ngứa ngáy. Tình trạng này kéo dài, có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ, gây khó ngủ và mất ngủ, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người nằm.

    Ảnh hưởng tới cột sống

    Nệm bị ẩm mốc, chứa nhiều bụi bẩn, đọng nước sẽ dần bị biến dạng, sụt lún, mất đi tính đàn hồi, độ phẳng và sự êm ái. Lúc này, người nằm trên nệm sẽ không còn nhận được sự hỗ trợ cơ thể tối ưu, từ đó gây ảnh hưởng đến cột sống, dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đặc biệt là đối với người già và những người có vấn đề về xương khớp.

    => Nệm nào tốt cho cột sống? Top nệm được đánh giá cao

    Ảnh hưởng tới hô hấp

    Bụi bẩn, nấm mốc bám trên nệm sẽ xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp như viêm mũi dị ứng, hen suyễn, viêm phế quản, viêm phổi,... 

    Nằm nệm bẩn ảnh hưởng đến hệ hô hấp

    Nằm nệm bẩn ảnh hưởng đến hệ hô hấp

    Nằm nệm bị ngứa phải làm sao? Cách khắc phục hiệu quả nhất

    Nếu gặp phải tình trạng bị ngứa khi nằm nệm, bạn cần khắc phục ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và cả sức khoẻ cũng như làn da. 

    Vệ sinh nệm sạch sẽ

    Việc vệ sinh nệm định kỳ, thường xuyên giúp giữ cho nệm luôn sạch sẽ, bền đẹp và mang lại cảm giác thoải mái, giấc ngủ ngon hơn cho người dùng và không gây ảnh hưởng đến da.

    Vệ sinh lõi nệm:

    Để vệ sinh lõi nệm, bạn hãy sử dụng máy hút bụi để loại bỏ bụi, sợi vải và tóc trên bề mặt. Nếu nệm ám mùi hôi, bạn có thể rắc baking soda lên để khử mùi còn nếu nệm bị ướt, hãy sử dụng khăn bông thấm để lau sạch. 

    Giặt vỏ nệm:

    Để giặt vỏ nệm, bạn hãy tháo ra và giặt bằng tay hoặc bằng máy giặt. 

    Sau khi vệ sinh nệm, có thể mang nệm ra phơi ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt hong khô trước khi sử dụng.

    Vệ sinh nệm sạch sẽ

    Vệ sinh nệm sạch sẽ

    Bảo quản và sử dụng nệm đúng cách

    Việc bảo quản nệm đúng cách sẽ giúp gia tăng tuổi thọ và duy trì chất lượng nệm trong suốt quá trình sử dụng. Sau đây là một số lưu ý khi bảo quản nệm:

    Hút bụi và vệ sinh nệm định kỳ: Hút bụi và vệ sinh nệm đều đặn sẽ giúp giữ cho nệm luôn sạch sẽ và bền hơn.

    Sử dụng ga trải giường: Để bảo vệ bề mặt nệm, hãy sử dụng ga trải giường bên ngoài. Ga trải giường có công dụng ngăn chặn bụi bẩn, vi khuẩn,... xâm nhập vào nệm. Hãy giặt và thay ga trải giường thường xuyên ít nhất 2 lần/ tuần để bảo bảo vệ sinh.

    Thường xuyên lật đều các mặt nệm: Sau khoảng 3 - 6 tháng sử dụng, hãy lật mặt nệm để đảm bảo sự lún đều và việc vệ sinh cho cả hai mặt luân phiên.

    Giữ nệm luôn khô thoáng: Tránh để nệm bị ướt, vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển gây hại cho sức khỏe người nằm.

    Đặt nệm ở nơi thông thoáng: Hãy đặt nệm ở một nơi có không khí thông thoáng, có cửa sổ để không khí có thể lưu thông dễ dàng, giúp giữ cho nệm luôn khô ráo, không bị ẩm.

    Lựa chọn địa chỉ mua nệm uy tín

    Việc lựa chọn một chiếc nệm chất lượng tốt sẽ làm giảm tình trạng hư hỏng hay nấm mốc sau một thời gian sử dụng. Ngược lại, một tấm nệm không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng thường được làm bằng vật liệu rẻ tiền, pha nhiều tạp chất, điều này sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, hãy lựa chọn một cơ sở phân phối nệm uy tín để được sở hữu một tấm nệm chất lượng.

    Trên đây, chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến tình trạng nằm nệm bị ngứa. Hi vọng qua bài viết mà Công Ty Nệm vừa chia sẻ, bạn sẽ có thêm kiến thức phòng tránh cũng như xử lý khi bị ngứa do nằm trên nệm nhé.

    Xem thêm: 

    Zalo
    Hotline