Mục lục
Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, mất ngủ xảy ra ở cả độ tuổi trung niên và người trẻ do nhiều nguyên nhân. Mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không thể tập trung và công việc và học tập. Vậy mất ngủ là bệnh gì? Bị mất ngủ phải làm sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới bài viết sau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, trong đó, mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo một trong các bệnh lý sau:
Bệnh trầm cảm khiến người bệnh không có thói quen về giờ giấc ăn uống, trí nhớ kém, khó tập trung, dễ tiêu cực,… Lâu dần, nó khiến cho người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, nếu không được chữa trị thì tình trạng mất ngủ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Khi mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp, sự hoạt động quá mức của tuyến giáp khiến các chức năng trao đổi chất khác trong cơ thể phải tăng tốc. Lúc này, người bệnh luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng và bồn chồn, từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng đi vào giấc ngủ.
Trong không khí có rất nhiều tác nhân có thể gây dị ứng nên rất nhiều người dễ mắc phải viêm mũi dị ứng. Những người bị viêm mũi dị ứng dễ bị mất ngủ vào ban đêm nếu tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Khi mắc trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ có triệu chứng ợ nóng, ợ hơi, nằm xuống bị nghẹt thở và ho, đau họng,… Đây cũng là những tác nhân khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên.
Các triệu chứng đau nhức do bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon miệng, thiếu năng lượng,… Viêm khớp dạng thấp gây nhiều đau đớn, lo lắng khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ. Và do thiếu ngủ mà các triệu chứng viêm khớp cũng tăng lên.
Sau 50 tuổi, phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh và có sự thay đổi về nội tiết tố. Điều này cũng khiến phụ nữ độ tuổi này thường xuyên bị mất ngủ.
Xem thêm:
Bị mất ngủ thường xuyên gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến công việc và học tập của người bệnh. Dưới đây là các phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ hiệu quả nhất.
Một khẩu phần ăn giàu chất xơ, magiê, tryptophan và ít chất béo bão hòa sẽ giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn. Một số thực phẩm giúp ngủ ngon mà bạn nên đưa vào thực đơn ăn uống hằng ngày như:
Đi ngủ và thức dậy vào một khung giờ nhất định trong tất cả các ngày sẽ giúp hình thành nhịp sinh học cho giấc ngủ. Duy trì thói quen này sẽ giúp não và cơ thể quen dần với chu kỳ ngủ – thức điều độ, từ đó khắc phục tình trạng mất ngủ.
Để dễ dàng đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ ngon, phòng ngủ cần đảm bảo được các tiêu chí như yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ và ánh sáng hợp lý. Nếu cần, bạn có thể sử dụng rèm che, nút tai, tấm bịt mắt, quạt,… để tạo môi trường ngủ phù hợp với bản thân.
Một số loại trà thảo mộc như trà lạc tiên, trà hoa cúc, trà cây lang nữ,… rất tốt cho tinh thần, giúp an thần và hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, trà thảo mộc có đặc tính kích thích, vì thế người bị mất ngủ nên uống trà thảo mộc vào ban ngày, cần tránh uống vào ban đêm sẽ khiến người bệnh trằn trọc và khó ngủ hơn.
Luyện tập yoga là một trong những liệu pháp phục hồi và thư giãn cơ thể tuyệt vời. Tập yoga trước khi đi ngủ sẽ giúp giải phóng năng lượng tiêu cực, thả lỏng cơ thể và điều hòa nhịp thở, từ đó giúp đưa bạn vào giấc ngủ nhanh hơn và ngủ sâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngồi thiền để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Các động tác massage vùng đầu, mặt sẽ kích thích máu lưu thông lên não tốt hơn. Từ đó giúp bạn thư giãn và thoải mái hơn, đi vào giấc ngủ nhanh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ngâm chân trước khi đi ngủ giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp bạn ngủ sâu giấc và ngon hơn. Trước khi ngủ, hãy lấy một thau nước khoảng 40 độ C và tiến hành ngâm chân trong khoảng 10 – 15 phút.
Theo y học cổ truyền, bấm huyệt giúp kích thích những huyệt đạo tương ứng với các khía cạnh khác nhau của sức khỏe. Phương pháp bấm huyệt cũng giúp cải thiện tinh thần, xua tan mệt mỏi và căng thẳng. Tinh thần thoải mái sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Châm cứu không chỉ là phương pháp giúp cải thiện tình trạng đau mỏi cơ thể mà còn giúp xua tan căng thẳng, từ đó giúp ngủ ngon hơn. Để châm cứu, bạn có thể tìm đến các cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền.
Xông tinh dầu trong phòng ngủ sẽ giúp thanh lọc không khí, giúp phòng ngủ có mùi hương dễ chịu, từ đó giúp tinh thần thư thái và ngủ ngon hơn. Một số loại tinh dầu giúp ngủ ngon như: Tinh dầu sả chanh, tinh dầu tràm, tinh dầu oải hương,….
Một số nghiên cứu cho thấy rằng ngủ trên nệm có độ cứng trung bình, đặc biệt là nệm có độ cứng có thể điều chỉnh được giúp căn chỉnh cột sống thích hợp, thúc đẩy sự thoải mái và giúp ngủ ngon hơn.
Việc điều chỉnh tư thế ngủ đúng sẽ giúp bạn hạn chế được mất ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Nằm ngửa: Tư thế này giúp cho phần đầu, cổ và cột sống được nghỉ ngơi ở tư thế trung lập, do đó sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon. Tư thế này được các bác sĩ khuyến cáo nên áp dụng khi nằm ngủ.
Nằm sấp: Tư thế này gây ảnh hưởng đến lưng và cổ vì nó khiến cột sống không ở tư thế trung lập. Ngoài ra, còn khiến cơ bắp và các khớp chịu áp lực lớn gây nên tình trạng mệt mỏi, tê liệt. Tư thế này được khuyến cáo không nên áp dụng.
Nằm nghiêng: Tư thế này dễ gây cản trở hô hấp, gây đau khớp và đau lưng khi ngủ dậy. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên áp dụng tư thế này vì nó giúp tăng lưu thông máu.
Luyện tập thể dục giúp cơ thể được vận động, từ đó tăng cường lưu thông khí huyết và cải thiện chất lượng giấc ngủ, khắc phục tình trạng mất ngủ. Một vài động tác nhỏ trước khi đi ngủ sẽ biện pháp giúp bạn có một giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn mất ngủ là bệnh gì và bị mất ngủ phải làm sao. Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
Xem thêm: