Mục lục
Mất ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến tinh thần và khiến chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng. Vậy mất ngủ kéo dài là bệnh gì? Làm gì khi bị mất ngủ kéo dài? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc này cho bạn, cùng tham khảo nhé.
Khi bị mất ngủ kéo dài, bạn cần phải thận trọng với những bệnh lý nguy hiểm sau:
Ở những người mắc chứng trào ngược dạ dày, nếu ăn quá no vào buổi tối sẽ khiến thức ăn nhanh chóng trào lên cổ, gây ợ hơi, ợ hơi khó thở. Tình trạng này sẽ khiến bệnh nhân khó ngủ, ngủ không sâu giấc, thậm chí mất ngủ.
Với bệnh đau khớp thì ban đêm là lúc các cơn đau diễn ra thường xuyên. Điều này khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ. Hơn nữa, mất ngủ thường xuyên càng tăng khả năng sưng đau các khớp.
Phụ nữ khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì nội tiết sẽ thay đổi đột ngột nên rất dễ gây ra tình trạng khó ngủ. Ngoài ra, tâm lý chị em cũng thay đổi, cơ thể khó chịu,… cũng là các tác nhân gây mất ngủ kéo dài.
Người bệnh bị dị ứng đường mũi sẽ gây nghẹt mũi. Ban đêm, tình trạng nghẹt mũi sẽ tăng khiến người bệnh khó thở, khó đi vào giấc ngủ, làm gián đoạn giấc ngủ và gây mất ngủ.
Những người mắc bệnh về phổi như hen suyễn hoặc bệnh tim như hở van tim, động mạch vành, thấp tim,…. gây khó thở, ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh.
Tuyến giáp hoạt động quá mức khiến cho chức năng trao đổi trong cơ thể phải hoạt động rất nhanh, điều này gây ra cảm giác bồn chồn, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Căng thẳng, áp lực công việc, rối loạn lo âu, rối loạn stress,… nếu kéo dài sẽ khiến não bộ bị tổn thương, trí tuệ sa sút, không thể tập trung. Lúc này, người bệnh dễ gặp ác mộng, hoảng sợ khi ngủ.
Chứng mất ngủ kéo dài có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến như:
Những căng thẳng trong cuộc sống và áp lực trong công việc khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, lo âu, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ.
Một số thuốc điều trị cần sử dụng trong thời gian dài như thuốc huyết áp, thuốc xương khớp, thuốc chống trầm cảm,… ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến người bệnh khó ngủ hoặc mất ngủ.
Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ gây hưng phấn, khó đi vào giấc ngủ, dùng càng nhiều thì tình trạng rối loạn giấc ngủ càng kéo dài và gây hậu quả nghiêm trọng.
Môi trường sống ô nhiễm, tiếng ồn xe cộ, lệch múi giờ hoặc thói quen sinh hoạt không hợp lý cũng có thể gây khó ngủ, mất ngủ.
Các bệnh lý mạn tính như viêm dạ dày, đái tháo đường, trào ngược dạ dày, tăng huyết áp,… với các triệu chứng kéo dài và thường xuyên xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh khó chịu và mất ngủ.
Mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Mất ngủ kéo dài có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng sau:
Khi mất ngủ kéo dài, nhịp tim của người bệnh sẽ hoạt động rất nhanh, do đó tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch.
Giấc ngủ giúp cơ thể tái tạo, sửa chữa các tế bào trong cơ thể, gồm cả tế bào của hệ thống miễn dịch. Việc thiếu ngủ có thể gây tổn thương đến hệ miễn dịch, do đó người mất ngủ mãn tính thường dễ bệnh vặt hơn so với người ngủ đủ giấc.
Mất ngủ gây ức chế sản xuất các chất chống oxy hóa tự nhiên có vai trò ngăn ngừa các tế bào phát triển vượt mức bình thường và gây ra ung thư.
Những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường gấp 3 lần so với người bình thường. Khi mất ngủ, lượng glucose trong cơ thể sẽ thay đổi đột ngột gây bệnh tiểu đường tuýp 2.
Những người mất ngủ khi vận hành máy móc thường buồn ngủ, ngủ gật,… dễ gây ra tai nạn nghề nghiệp. Còn những người mất ngủ khi tham gia giao thông dễ gây ra tai nạn giao thông.
Mất ngủ, thức khuya sẽ khiến nồng độ hormone Ghrelin kích thích cơn đói tăng mạnh hơn, không kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Ăn quá nhiều vào ban đêm không chỉ gây béo phì mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý khác.
Trẻ em thiếu ngủ sẽ dẫn tới tình trạng không tập trung, dễ cáu gắt, kém phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ, ảnh hưởng đến học tập,…
Mất ngủ làm giảm nồng độ Testosterone ở nam và Estrogen ở nữ, gây giảm ham muốn tình dục và giảm khả năng thụ thai.
Xem thêm:
Tình trạng mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, khi bị mất ngủ kéo dài, người bệnh cần có bị pháp khắc phục kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.
Khi mất ngủ kéo dài, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học.
Thường xuyên vận động thể dục thể thao giúp tăng tuần hoàn máu, giải tỏa căng thẳng và cải thiện giấc ngủ, hỗ trợ điều trị mất ngủ kéo dài. Một số động tác mà người bệnh có thể luyện tập mỗi ngày là yoga, thiền định để cảm thấy thư giãn.
Tuy nhiên, nên tập thể dục ít nhất 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ, tránh tập thể dục gần giờ đi ngủ vì có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ.
Một số loại thuốc trị mất ngủ thường được bác sĩ chỉ định sử dụng phổ biến như:
Nhóm thuốc gồm Mirtazapine, Clomipramine,…được chỉ định dùng trong tình trạng mất ngủ kéo dài do lo âu, đau, trầm cảm, mất ngủ tiên phát; bởi chúng có cơ chế hoạt động đúng với giấc ngủ. Nhóm thuốc này không gây ra hiện tượng nhờn thuốc khi dùng lâu dài nhưng thuốc không mang lại hiệu quả tức thì, phải dùng từ 3 – 4 tuần mới mang lại hiệu quả cải thiện giấc ngủ rõ rệt. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là khô miệng, táo bón, với bệnh nhân u xơ tiền liệt tuyến có nguy cơ bị bí tiểu.
Nhóm thuốc như: thuốc Clonazepam, Diazepam, Rotunda,…có công dụng giúp bệnh nhân đi vào giấc ngủ gần như ngay tức khắc. Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ được chỉ định dùng cho tình trạng mất ngủ chưa nghiêm trọng vì thuốc này có thể dẫn đến quen thuốc nếu dùng lâu dài, dù tăng lượng thuốc vẫn khiến người bệnh khó ngủ. Nhóm thuốc này không được dùng quá 3 ngày vì gây suy giảm trí nhớ.
Nhóm thuốc gồm: Clorpheniramin, Dimedrol, Promethazine,… có công dụng gây ngủ vô cùng mạnh và ngừa dị ứng.
Nhóm thuốc này thường được chỉ định dùng cho người bị mất ngủ do gãi, ngứa nhiều, chẳng hạn như: tổ đỉa, hắc lào,.. Một số tác dụng phụ không mong muốn của nhóm thuốc này là mệt mỏi, ảnh hưởng trí não, khô mũi và miệng,…
Nhóm thuốc Zolpidem, Phenobarbital,… có công dụng khá mạnh nhưng dễ nhờn thuốc như thuốc bình thần nên chỉ được chỉ định dùng đối với trường hợp không nghiêm trọng và khó ngủ ngắn. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, chóng mặt,….
Nhóm thuốc gồm Amisulpride, Quetiapine, Olanzapine,… có công dụng giúp ngủ sâu vô cùng mạnh. Nhóm thuốc này thường được áp dụng cho những bệnh nhân bị mất ngủ do trầm cảm, chán ăn, lo âu thường xuyên. Tuy nhiên, nếu dùng trong thời gian dài, người bệnh béo lên do luôn thấy ăn ngon miệng.
Các phương pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện, an toàn và cho hiệu quả cao trong điều dưỡng, cải thiện sức khỏe tinh thần… Một số phương pháp trị mất ngủ lâu ngày có thể áp dụng gồm:
Các loại trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà tâm sen, trà lạc tiên, trà hoa nhài, trà mật ong,… có tác dụng giúp an thần, cải thiện tâm trạng và hỗ trợ giấc ngủ rất tốt. Người bệnh nên sử dụng trà thảo mộc vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 30 phút để mang lại hiệu quả cao.
Kê gối đinh lăng ngủ mỗi đêm sẽ giúp người bệnh đi vào giấc nhanh chóng, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn. Cách làm gối đinh lăng khá đơn giản, bạn chỉ cần sao khô lá đinh lăng rồi dùng để làm ruột gối.
Ngâm chân các huyệt vị được tác động, thúc đẩy lưu thông máu, giải tỏa căng thẳng, giúp cải thiện giấc ngủ. Trước khi đi ngủ, bạn có thể ngâm chân với nước gừng, sả, lá lốt, ngải cứu,… để ngủ ngon hơn.
Một số liệu pháp như châm cứu hay bấm huyệt cũng giúp cải thiện giấc ngủ, khắc phục tình trạng mất ngủ kéo dài.
Châm cứu giúp giải phóng các chất nội sinh như serotonin, endorphin giúp thư giãn, đả thông kinh mạch, an thần và giảm đau, giảm căng thẳng và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, cải thiện bệnh mất ngủ một cách toàn diện
Bấm huyệt giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn, khắc phục dần triệu chứng mất ngủ kéo dài, tăng chất lượng giấc ngủ.
Trên đây, chúng tôi vừa giải đáp cho bạn thắc mắc mất ngủ kéo dài là bệnh gì và chia sẻ đến bạn một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng mất ngủ. Hi vọng rằng những chia sẻ này của chúng tôi sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi tình trạng mất ngủ kéo dài.
Xem thêm: