Vải thun cotton là chất liệu có đặc tính rất mềm mịn nên được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thời trang, may mặc. Đây là chất vải mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu và rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Vậy vải thun cotton là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của loại vải này trong cuộc sống ra sao? Hãy cùng Công Ty Nệm tìm hiểu chi tiết về loại vải thun cotton qua bài viết dưới đây nhé.
Vải thun cotton là gì?
Vải thun cotton là loại vải thun được dệt hoàn toàn từ chất liệu sợi cotton tự nhiên, được kết hợp thêm 1 số loại sợi nhân tạo làm từ chất hóa học nhằm mục đích tăng độ bền cho thành phẩm. Nhờ thành phần cấu tạo từ thiên nhiên nên vải thun cotton thân thiện với làn da, co giãn và khả năng thấm hút tốt. Loại vải này có mức giá thành khá cao so với các loại vải khác.
Vải thun cotton là gì
Nguồn gốc của vải thun cotton
Từ xa xưa, bông vải đã được trồng rất nhiều ở khu vực sông Ấn. Sau đó, mở rộng trên toàn Ấn Độ và Trung Quốc.
Cây bông vải sau khi thu hoạch được kéo, chế biến và dệt thành sợi để may quần áo. Tuy nhiên, trước đây do quá trình sản xuất thủ công, máy móc kỹ thuật chưa hiện đại nên những sợi cotton sản xuất ra rất dễ dính bẩn, nhanh mục và rất kém thẩm mỹ.
Cho đến khi khoa học công nghệ phát triển, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra đời một loại vải mềm nhẹ, co giãn tốt. Sau 10 năm nghiên cứu, chất liệu vải thun cotton đã được ra đời và được dùng phổ biến tại Đức.
Vào năm 1962, chất liệu cotton đã được công ty sản xuất hóa chất Dupont (Mỹ) sản xuất và bán với quy mô lớn trên thị trường, trở thành chất liệu được yêu thích nhất trong lĩnh vực may mặc.
Quy trình sản xuất vải thun cotton
Để tạo ra vải thun cotton cần trải qua quy trình 6 bước chi tiết như sau:
- Bước 1: Các sợi bông vải sau khi nở sẽ được thu hoạch rồi phân loại và mang đi phơi khô, sau đó được đóng bao để bảo quản.
- Bước 2: Sau đó, sợi bông vải được đem đi tách chất xơ và làm sạch xơ vải rồi được đưa vào lò hơi để nấu và lọc nhiều lần giúp loại bỏ các tạp chất như: nitơ, pectin, màu tự nhiên và axit hữu cơ.
- Bước 3: Sau khi bông vải được tinh chế thành dạng lỏng, chúng sẽ được hòa tan với một dung dịch đặc biệt để tạo thành hỗn hợp. Sau đó, hỗn hợp này được đưa vào các nhà máy để kéo sợi rồi ép qua lỗ nhỏ kéo duỗi và tạo thành sợi cotton.
- Bước 4: Các sợi vải sẽ được dệt ngang, dọc lần lượt để tạo thành tấm vải. Suốt quá trình dệt, vải sẽ được làm bóng liên tục để làm nở sợi cotton và tăng độ thấm nước, bắt màu. Sau đó, tấm vải dệt sẽ được mang đi tẩy trắng để làm mất màu tự nhiên.
- Bước 5: Tấm vải sau khi hoàn thành sẽ được mang đi nhuộm bằng thuốc nhuộm và các chất phụ gia hữu cơ để bắt màu hơn. Sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được mang đi giặt nhiều lần để tách các hợp chất, sợi vải vụn và bụi bẩn bám trên vải.
- Bước 6: Vải thun cotton sau khi đã hoàn thành sẽ được mang đi wash để giúp cho vải mềm hơn, gia tăng độ bền, hạn chế ra màu và giảm co rút.
Quy trình sản xuất vải thun cotton
Ưu nhược điểm của vải thun cotton
Vải thun cotton hiện đang được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống và thời trang. Dưới đây là các ưu nhược điểm của vải thun cotton.
Ưu điểm của vải thun cotton
- Được làm từ chất liệu thiên nhiên nên rất thân thiện với môi trường và an toàn với cả những làn da nhạy cảm. Do đó, vải thun cotton được sử dụng nhiều để sản xuất quần áo trẻ sơ sinh, đồ lót nam nữ,...
- Vải thun cotton khi sử dụng để may quần áo sẽ mang lại cảm giác dịu nhẹ, tự nhiên khi mặc trên người.
- Chất vải này mang đến độ thoáng mát, cân bằng nhiệt độ và thấm hút mồ hôi rất tốt.
- Vải thun cotton khi giặt rất nhanh khô, đồng thời việc bảo quản cũng rất đơn giản.
- Vải thun cotton có khả năng ăn màu rất tốt, hiện nay vải cotton có tới hơn 50 tone màu khác nhau cho người sử dụng có thể lựa chọn màu sắc phù hợp với mình.
Nhược điểm của vải thun cotton
- Độ bền của thun cotton ở mức tương đối tốt nên không được yêu thích lựa chọn để sản xuất trang phục đòi hỏi độ bền cao như đồ bơi, đồ thể thao.
- Vải thun cotton có giá thành cao hơn hẳn so với nhiều loại vải khác do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội và mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng.
Tính chất của vải thun cotton
Vải thun cotton sở hữu tính chất vật lý và hóa học sau:
Tính chất vật lý vải thun cotton
- Vải có trọng lượng khá nhẹ, tạo cảm giác thoải mái khi mặc nhưng rất dễ bị nhăn khi vò mạnh tay hoặc cho vào máy giặt ở chế độ giặt mạnh.
- Vải thun cotton có khả năng hút ẩm cao lên tới 65% so với trọng lượng.
Tính chất hóa học vải thun cotton
- Vải thun cotton dễ cháy, khi đốt than có màu hồng, nghe thấy mùi gỗ và tro bóp rất mềm, tan sạch.
- Vải được dệt bởi sợi cotton nguồn gốc tự nhiên, an toàn với mọi làn da, không gây dị ứng hay kích ứng trong quá trình sử dụng.
- Vải cotton càng thấm nước lại càng trở nên dẻo dai và đặc biệt không tan trong nước.
Phân loại vải thun cotton
Phân loại theo thành phần cấu tạo
Dựa theo tỷ lệ % cotton trong vải, thun cotton được phân thành các loại chính sau:
- Vải thun cotton 100: Sở hữu đầy đủ những đặc tính của sợi cotton tự nhiên, giá thành cao.
- Vải thun cotton 65/35 (CVC): Được kết hợp giữa 65% cotton và 35% PE. Loại vải này có độ bền khá cao, ít nhăn và có màu sắc đa dạng hơn.
- Vải thun cotton 35/65 (Tixi): Được kết hợp giữa 35% cotton và 65% PE. Loại vải này mềm mịn, có độ bền cao, ít nhăn, tuy nhiên khả năng thấm hút và co giãn lại bị giảm đi.
- Vải thun cotton lạnh 4 chiều: Được sản xuất chủ yếu từ sợi PE, kết hợp thêm sợi cotton và spandex. Loại vải này có bề mặt mát lạnh, bền bỉ, ít nhăn, màu sắc đa dạng, lại có giá thành rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này là có độ thấm hút thấp.
Phân loại theo độ co giãn
Dựa theo độ co giãn, vải thun cotton được chia làm 2 loại chính:
- Vải thun cotton 2 chiều: Loại vải này chỉ kéo giãn được theo chiều dọc, gây thiếu thoải mái. Tuy nhiên, quần áo may từ vải cotton 2 chiều sẽ có form đẹp, độ bền cao, ít bị biến dạng và giá thành rất rẻ.
- Vải thun cotton 4 chiều: Loại vải này có thể kéo giãn được theo cả chiều ngang và chiều dọc, quần áo được may từ loại vải này sẽ mặc rất thoải mái, thuận tiện trong sinh hoạt. Tuy nhiên, vải thun cotton 4 chiều có giá cao và dễ hư hỏng nếu bảo quản không đúng cách.
Ứng dụng của vải thun cotton trong cuộc sống
Vải cotton là chất liệu ngày càng được ưa chuộng trong các lĩnh vực như may mặc, thời trang, nội thất, chăn ga gối nệm, cụ thể:
Ứng dụng trong may mặc
Vải thun cotton được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc nhờ đặc tính co giãn tốt, thấm hút mồ hôi, không gây kích ứng da. Trong lĩnh vực may mặc, vải thun cotton được sử dụng để may áo thun, áo khoác nữ, quần áo thể thao, đồ bộ, đầm bầu, làm đồng phục,... Ngoài ra, chất liệu này cũng thường được sử dụng để may quần áo trẻ em, tạo sự dễ chịu và an toàn lành tính cho da em bé.
Ứng dụng vải thun cotton trong may mặc
Ứng dụng trong lĩnh vực chăn, ga, gối nệm
Vải thun cotton còn được sử dụng trong ngành chăn, ga, gối nệm, thường được nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Everon, Hanvico, Everhome,…lựa chọn. Với đặc tính thấm hút tốt nên những bộ chăn ga, gối nệm bằng chất liệu thun cotton mang đến cảm giác thoáng mát, dễ chịu, không hầm bí.
Ứng dụng vải thun cotton trong sản xuất chăn, ga, gối nệm
Ứng dụng trong lĩnh vực nội thất
Trong lĩnh vực nội thất, vải thun cotton được ứng dụng để sản xuất các phụ kiện nội thất như thảm trải sàn, rèm cửa,...
Cách nhận biết vải thun cotton
Có rất nhiều loại vải thun cotton trên thị trường. Vậy làm sao để dễ dàng phân biệt được chúng?
Sử dụng nhiệt độ
Bạn có thể dùng lửa để đốt trực tiếp lên vải, sau đó quan sát cách mà vải phản ứng để nhận biết từng loại:
- Cotton 100%: Cháy rất nhanh, mùi giống giấy cháy, tro mềm và dễ dàng bóp tan.
- Cotton 65/35: Cháy nhanh, có mùi giấy và mùi nhựa, tro tan nhưng để lại 1 mẫu vón cục nhỏ.
- Cotton 35/65: Cháy khá yếu, có mùi nhựa, phần tro vón thành 1 cục lớn.
- PE 100%: Cháy rất yếu, tắt ngay khi đưa ra khỏi ngon lửa, không có tro.
Dựa vào các giác quan
Vải thun cotton có đặc tính rất dễ nhăn nên bạn có thể phân biệt bằng cách vò mạnh lên vải, mức độ nhăn càng nhiều thì tỉ lệ cotton càng cao. Bên cạnh đó, vải thun cotton khi sờ vào bề mặt thì khá mịn nhưng lại có độ nhám nhất định.
Dựa vào tính thấm nước
Vải có tỷ lệ cotton càng cao sẽ càng thấm nước nhanh và nước sẽ thấm đều cả 2 mặt. Còn các loại cotton pha thì nước thường chỉ thấm 1 mặt.
Hướng dẫn cách bảo quản và giặt vải thun cotton đúng nhất
Hướng dẫn cách bảo quản và giặt vải thun cotton đúng nhất
Để vải thun cotton luôn bền đẹp, khi giặt và bảo quản, bạn cần lưu ý:
- Lần đầu tiên giặt quần áo làm từ chất liệu thun cotton chỉ nên sử dụng nước lạnh, còn những lần giặt sau chỉ nên sử dụng bột giặt có độ tẩy thấp.
- Khi giặt vải thun cotton, không nên ngâm nước quá lâu vì dễ làm bay màu và khiến các hình in trên vải dễ phai hơn.
- Khi giặt nên phân loại màu sắc vải riêng để quần áo không bị ra màu và loang sang các loại vải khác.
- Phơi quần áo ở những nơi thoáng mát, có bóng râm, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời bởi nhiệt độ ánh nắng mặt trời quá gay gắt sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc vải, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của quần áo.
- Bảo quản vải ghun cotton ở những nơi có độ ẩm thấp, bởi chất vải này có khả năng hút ẩm cao nên rất dễ bị ẩm mốc gây hỏng hóc.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để có thể lựa chọn, phân biệt cũng như bảo quản chất liệu vải thun cotton một cách chính xác nhất.
Xem thêm: