Mục lục
Nệm cao su là một trong những loại nệm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay bởi những ưu điểm nổi bật của sản phẩm. Khi sử dụng nệm có rất nhiều người thắc mắc rằng nệm cao su có thấm nước không, nếu có thì cách xử lý nệm cao su bị ướt như thế nào?
Ngay bài viết dưới đây, Công ty Nệm sẽ giải đáp các thắc mắc giúp bạn giải quyết các vấn đề trên nhé.
Có khá nhiều ý kiến cho rằng nệm cao su hoàn toàn không thấm nước, vì nệm có kết cấu nguyên khối và rất đặc.
Những suy nghĩ đó hoàn toàn sai lầm, bởi nệm cao su mặc dù là có cấu tạo nguyên khối nhưng lại có cấu trúc bọt khí với hàng ngàn lỗ thông khí siêu nhỏ cho phép không khí được lưu thông dễ dàng giúp mang đến cảm giác thoáng mát, dễ chịu cho người dùng. Và đặc biệt khả năng thấm hút của nệm cao su khá tốt, nên khi nước bị đổ lên nệm nó sẽ ngấm hoàn toàn vào nệm trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng tốc độ thấm hút không nhanh như nệm bông ép hay nệm lò xo. Tuy nhiên, nếu bạn không biết cách xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của nệm cao su.
Tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển
Khi nước sẽ ngấm vào nệm cao su, nếu không được xử lý kịp thời sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Đặc biệt là vào thời điểm những tháng cuối năm độ ẩm tăng cao là môi trường thuận lợi cho chúng sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Về lâu về dài, nệm sẽ có mùi mùi hôi ẩm mốc rất khó chịu, và thậm chí có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe rất nghiêm trọng, nhất là đối với những người bị dị ứng, nhạy cảm.
Tuổi thọ của nệm bị rút ngắn
Nệm bị ướt có thể tự khô sau một thời gian khá dài. Tuy nhiên, nếu để nệm tự khô mà không xử lý nước sẽ thấm sâu vào bề mặt nệm cao su gây tác động xấu đến cấu trúc bên trong của nệm, khiến nệm trở nên mềm và xốp hơn. Khi sử dụng nệm bị ẩm ướt nhanh chóng xuống cấp khiến cho nệm dễ bị hư hỏng và giảm tuổi thọ.
Nệm dễ bị sụt lún, biến dạng
Nệm cao su ẩm ướt sẽ rất nhanh bị biến dạng và hư hỏng. Khi nệm bị ướt mà không được làm khô đúng cách, để lâu dài nệm sẽ dần dần bị rão, bị móp méo và xẹp lún xuống.
Nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn với người dùng
Nệm bị ướt không được xử lý, để lâu ngày sẽ xuất hiện nấm mốc và tích tụ vi khuẩn gây rất nhiều bất lợi đối với sức khỏe của người sử dụng. Cụ thể, nấm mốc sẽ khiến nệm có mùi hôi khó chịu, sản sinh nhiều độc tố và ổ vi khuẩn gây hại thì ngày càng phát triển khi thoát ra ngoài gây ảnh hưởng đến làn da và hệ hô hấp của người dùng.
Khi nệm cao su bị ướt mà không biết cách xử lý đúng cách thì không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng, tuổi thọ của nệm, mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe của người dùng. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý nệm cao su bị ướt để giải quyết tình trạng nệm bị đỏ nước và giúp nệm khô nhanh nhất có thể.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Nhanh chóng tháo lớp vỏ nệm
Khi bề mặt nệm bị đổ chất lỏng như nước hay trẻ nhỏ tè dầm, bạn cần ngay lập tức tháo ngay lớp vỏ nệm và đem đi giặt sạch và phơi khô. Cần thực hiện càng nhanh càng tốt để ngăn chặn việc nước bị thấm quá nhiều và sâu xuống ruột nệm.
Bước 2: Lấy khăn khô sạch hoặc khăn giấy thấm nước trên bề mặt nệm
Ngay khi bạn tháo lớp vỏ nệm, hãy dùng khăn giấy hoặc khăn vải khô sạch để thấm nước ở vùng nệm bị ướt. Cần dùng tay vừa ấn nhẹ vừa chà sát xuống nệm để lượng nước được thấm ngược trở lại vào khăn càng nhiều càng tốt. Khi thấy khăn đã thấm ướt, bạn hãy sang chiếc khăn khô khác có khả năng thấm hút tốt hơn, cũng như tránh xảy ra tình trạng nước từ khăn thấm lại vào nệm.
Bước 3: Sử dụng phấn rôm hoặc baking soda để giúp thấm hút và khử mùi tốt hơn
Để đạt hiệu quả tốt hơn khi xử lý vùng nệm bị ướt, sau khi dùng khăn thấm bớt nước bạn có thể sử dụng phấn rôm hoặc baking soda rắc lên vùng nệm bị ướt. Bởi những chất này có khả năng hút ẩm rất tốt, đồng thời nó còn giúp khử mùi nhất là mùi nước tiểu em bé rất hiệu quả.
Cách thực hiện rất đơn giản như sau, bạn chỉ cần rắc bột đã chuẩn bị lên chỗ bị ướt. Sau đó, để nguyên khoảng 30 phút là được.
Bước 4: Sử dụng máy hút bụi hút sạch bột trên nệm
Sau khi chờ bột phát huy tác dụng trên bề mặt nệm. Bạn nên dùng máy hút bụi để dọn dẹp nhanh chóng hiệu quả tránh bột len lỏi vào phần lõi nệm.
Ngoài ra, cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng các loại máy hút nóng trên bề mặt nệm vì nhiệt độ cao sẽ khiến nệm cao su bị hư hỏng.
Bước 5: Phơi nệm ở nơi thoáng mát
Bước cuối cùng đó là mang nệm đi phơi. Lưu ý, phơi nệm dưới không gian thoáng mát, bóng râm, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, có thể bật thêm quạt để nệm khô nhanh hơn.
>>> Xem thêm: Điểm danh 3 cách giặt nệm cao su tại nhà hiệu quả, nhanh chóng nhất
Để nệm cao su được bền đẹp và luôn ở trạng thái tốt nhất bạn nên bảo quản và sử dụng nệm đúng cách. Cụ thể:
Qua bài viết trên, Công ty Nệm đã chia sẻ cách xử lý nệm cao su bị ướt để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chất lượng của nệm, cũng như không gây ra những hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe của chính người dùng. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hẹn gặp bạn ở bài viết sau nhé.
Xem thêm: