Mục lục
Mặc dù rệp giường không lây bệnh nhưng chúng cũng gây ra nhiều phiền toái. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết rệp giường.
Rệp là loại côn trùng có hình bầu dục màu nâu đỏ với phần bụng lớn, râu ngắn và có 6 chân. Chúng có kích thước rất nhỏ chỉ bằng hạt lanh hay hạt táo nhỏ. Rệp giường thường tìm một nơi ẩn nấp và bám vào đó để sống nên rất khó tìm kiếm để tiêu diệt.
Chúng có thể cắn vào da của người hoặc động vật khi đang ngủ để hút máu ký sinh. Khi đã no, chúng sẽ chuyển sang màu đỏ sậm, thân dài ra như những loài côn trùng khác.
Nhận dạng rệp sống
Nếu mỗi buổi sáng ngủ dậy, bạn cảm thấy da ngứa ngáy, xuất hiện những vết sưng đỏ thì có thể là do vết cắn của rệp giường. Vết cắn của rệp giường thường ngứa ngáy, khó chịu hơn nhiều so với vết cắn do các loại côn trùng khác gây ra.
Vết cắn của chúng sẽ để lại màu đỏ đậm ở vị trí bị cắn, thường xuất hiện ở mặt, cánh tay, cổ, bàn tay. Ngoài ra, nhiều người còn bị dị ứng với vết cắn của rệp và nổi mề đay, ngứa liên tục, gây nổi mụn nước và trầy xước làn da.
Khi có rệp giường thì nệm, chăn thường xuất hiện mùi ẩm mốc, khó chịu vì rệp giường sẽ tiết ra pheromone, một chất có mùi hơi ngọt tựa như mùi của quả mâm xôi, hạt hạnh nhân. Tuy nhiên, những mùi này sẽ hòa lẫn với mùi của phân rệp hay xác những con rệp chết, gây nên mùi ẩm mốc khó chịu.
Nếu trên nệm giường, chăn và các mối nối của nệm có những vết đốm đen li ti nằm rải rác thì có thể đó là nơi ẩn náu của rệp giường. Đây chính là phân, chất thải là máu đã được chúng tiêu hóa nên có màu đen.
Nhận biết rệp giường qua các vết đốm đen
Rệp giường phát triển rất nhanh, đạt tốc độ sinh trưởng tối đa trong khoảng 1 tháng. Trong thời gian đó, chúng sẽ có 5 lần lột xác, mỗi lần như vậy sẽ để lại các lớp vỏ lột xác màu vàng nhạt. Bạn có thể thấy các lớp vỏ lột xác của rệp giường ở bề mặt, thành hoặc các kẽ nệm.
Nếu trên ga giường, chăn có những vết nâu đỏ thì có thể là do rệp giường bị xây xát hoặc do nước bọt của rệp có chứa chất đông máu vấy bẩn lên ga trải giường, nệm. Ngoài ra, những vết đỏ đó cũng có thể là do máu từ các vết cắn của rệp khiến da bạn bị chảy máu.
Rệp giường thường đẻ từ 1-7 trứng mỗi ngày và nở trong thời gian từ 7-10 ngày. Trứng của chúng có hình bầu dục, dài khoảng 1mm và có màu trắng.
Trứng rệp sau 5 ngày sẽ hình thành mắt nên có màu đốm đen. Tuy nhiên, rất khó để nhận biết trứng của rệp bằng mắt thường.
Việc không dọn dẹp đồ dùng và vật dụng trong phòng ngủ sạch sẽ thường xuyên sẽ là điều kiện lý tưởng để rệp giường phát triển. Do đó, hãy dọn sạch các đồ dùng gần giường ngủ như tủ đầu giường, ngăn kéo, kệ, bàn đặt đèn ngủ, rèm cửa, kệ cửa sổ, khung tranh, ảnh gần giường,…để hạn chế nguy cơ lây lan rệp giường ra môi trường xung quanh.
Máy hút bụi sẽ giúp hút sạch những mạt bụi và vi khuẩn có kích thước nhỏ. Đồng thời, làm sạch những vị trí mà rệp giường thường cư trú khiến chúng mất đi nơi sinh sống.
Khi sử dụng máy hút bụi, hãy tập trung hút sạch tại những ngóc ngách, góc cạnh trên giường, chân giường, tủ đựng, ngăn kéo, tường, đường nối trên giường,…
Sử dụng máy hút bụi để làm sạch bụi bẩn trên chăn, ga, gối, nệm
Rệp thường trú ẩn ở giường, chiếu, chăn, gối, nệm, ga trải giường,… Do đó, để loại bỏ nguy cơ rệp lan rộng, ngoài việc dọn dẹp phòng và làm sạch đồ dùng phòng ngủ, các bạn hãy giặt giũ và vệ sinh chăn, ga, gối, nệm.
Nên sử dụng nước nóng để giặt sau đó sấy khô bằng hơi nóng để chắc chắn rệp đã chết hoàn toàn. Đồng thời, phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để loại bỏ rệp giường còn sót lại.
Bạn cũng có thể sử dụng hóa chất được chỉ định là diệt rệp để loại bỏ rệp giường ra khỏi phòng ngủ. Lưu ý rằng để đảm bato hiệu quả, loại thuốc diệt rệp này phải thực sự dành cho rệp giường mà không phải một loại côn trùng nào khác.
Hãy xịt thuốc vào các vị trí rệp ưa thích trú ẩn, tuy nhiên, không nên xịt quá nhiều lên nệm giường vì có thể gây dị ứng cho người nằm.
Tinh dầu hoa oải hương không chỉ giúp thư giãn mà còn giúp tiêu diệt rệp giường rất hiệu quả. Tinh dầu hoa oải hương có khả năng chống côn trùng nên rất độc hại với rệp giường, tuy nhiên cực kỳ an toàn cho con người nên bạn hãy yên tâm khi sử dụng.
Để pha dung dịch diệt rệp giường, hãy đổ đầy bình chứa nước và thêm vào đó 15 giọt tinh dầu hoa oải hương. Sau đó dùng hỗn hợp này xịt mỗi ngày để đạt hiệu quả diệt rệp giường tốt nhất.
Dùng tinh dầu hoa oải hương để tiêu diệt rệp giường
Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu kháng côn trùng mạnh mẽ nên bạn có thể sử dụng lá bạc hà để loại bỏ rệp giường. Bạn hãy nghiền nát lá bạc hà khô, rồi rải đều lá khắp những khu vực mà bạn nghi ngờ có rệp giường.
Tinh dầu cây trà có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm và virus. Do đó, có thể dùng để tiêu diệt nhiều loại côn trùng, trong đó có rệp giường.
Hãy pha loãng 20 giọt tinh dầu cây trà nguyên chất 100% trong bình xịt với nước lạnh rồi sau đó xịt đều khắp phòng. Hãy lặp lại cách này 1 lần/ tuần cho đến khi rệp giường bị tiêu diệt hết.
Baking soda cũng là một loại thuốc có tác dụng giết chết rệp rất hiệu quả. Bạn hãy rắc bột baking soda lên nệm, giường, tường và các vị trí xung quanh giường,... Để đảm bảo hiệu quả cao, các bạn nên thực hiện cách này nhiều lần, liên tục.
Lưu ý, sau khi rải bột baking soda xong để trong vài ngày thì nên sử dụng máy hút bụi để hút sạch bột nhằm đảm bảo an toàn cho người ngủ.
Phun hơi nóng ở mức nhiệt cao vào nơi nghi ngờ có rệp giường ẩn náu
Rệp có thể bị diệt trừ ở mức nhiệt cao khoảng 60 độ C. Do đó, bạn có thể sử dụng các loại máy phun hơi nóng, bàn là hơi hoặc máy sấy có nhiệt độ cao vào vị trí nghi ngờ có rệp giường ần náu để tiêu diệt rệp ngay tức thì.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết cũng như cách xử lý rệp giường hiệu quả mà bạn có thể áp dụng thử. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, để tiêu diệt tận gốc loại côn trùng này, bạn cần thực hiện những cách trên trong một khoảng thời gian. Đặc biệt, cần thường xuyên vệ sinh chăn, ga, gối, nệm và không gian phòng ngủ. Điều này không chỉ giúp tiêu diệt rệp giường mà còn giúp chúng ta phòng ngừa nhiều bệnh tật hiệu quả. Hi vọng qua bài viết mà Công Ty Nệm vừa chia sẻ, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để xử lí khi gặp trường hợp tương tự như vậy nhé.
Xem thêm: